Nguồn gốc Chủ_nghĩa_cộng_sản_Gulyás

Living socialism in present-day (2009) Hungary, Ikarus Buspanelház, Budapest-Újpalota

Vào năm 1962, 6 năm sau biến động năm 1956 ở Hungary, Đại hội VIII của Đảng Công nhân Xã hội chủ nghĩa Hungary tuyên bố giai đoạn "củng cố chủ nghĩa xã hội" sau năm 1956 đã kết thúc và mục tiêu "nền tảng cho sự thiết lập xã hội xã hội chủ nghĩa" đã đạt được, vì vậy chính phủ ban hành lệnh ân xá cho phần lớn những người tham gia vào sự kiện năm 1956. Đảng Công nhân Xã hội chủ nghĩa Hungary dưới sự lãnh đạo của Kádár János dần dần đã hạn chế quyền lực của lực lượng cảnh sát mật và đề xướng một đường lối kinh tế và văn hóa cởi mở hơn nhằm xoa dịu những bất bình của người dân đối với chính quyền Kádár. Vào năm 1966, Ban chấp hành Trung ương Đảng phê chuẩn "Cơ chế kinh tế mới" với nội dung nới lỏng việc bế quan tỏa cảng với nước ngoài, cho phép người dân có những hoạt động kinh doanh ở mức hạn chế và cho phép một số doanh nghiệp tư nhân nhỏ được hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ. Đường lối này tương đối là thoải mái và cởi mở hơn chủ nghĩa Stalin nhưng cũng không quá tự do đến mức gây ra những nguy cơ cho chính thể xã hội chủ nghĩa như hồi năm 1956. Chính quyền thực thi nhiều phương cách khác nhau trong việc quản lý các tổ chức sản xuất mang tính sở hữu tập thể và để cho các hợp tác xã được tự quản trong việc tiến hành cơ giới hóa.[4] Thêm vào đó, các hợp tác xã và nông trường quốc doanh cũng thay thế hệ thống phân phối nông sản cưỡng bách bằng việc trả lương tháng cho các công nhân bằng tiền mặt.[4] Sau đó, trong thập niên 1960, các tổ chức này cũng được nhà nước cho phép tham gia vào các hoạt động kinh tế phụ trợ và liên quan như chế biến thực phẩm, công nghiệp nhẹ và công nghiệp dịch vụ.[4]